Nhiều PV đề nghị TP làm rõ các quyết định tiền hậu bất nhất về số phận các nhà máy này. Cụ thể ít năm trước khi dân bức xúc bao vây các nhà máy, lãnh đạo Đà Nẵng xuống đối thoại và thông báo quyết định di dời dân khỏi khu vực. Tuy nhiên mới đây khi dân tiếp tục bao vây, lãnh đạo TP lại thông báo quyết định di dời hai nhà máy.
Sau quyết định này, Đà Nẵng yêu cầu đóng cửa hoàn toàn hai nhà máy. Tuy nhiên chừng 20 ngày sau, TP lại cho các DN hoạt động trở lại.
Ông Huỳnh Đức Thơ |
“Tại sao lại có các quyết định trước sau bất nhất như vậy. Điều này đã tạo nên sự hoài nghi đối với người dân, sự lo lắng cho các doanh nghiệp”, các phóng viên đặt câu hỏi.
TP không kham được việc tái định cư
Ông Huỳnh Đức Thơ thừa nhận có sự trước sau bất nhất. Cụ thể Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã có hai quyết định trái ngược nhau liên quan đến số phận các nhà máy.
Chủ tịch Đà Nẵng cho biết trước đây, Ban Thường vụ quyết định di dời dân, trách nhiệm hỗ trợ chi phí do hai nhà máy ứng tiền trước đóng góp. Sau đó đất đai tại khu vực này đem đấu giá, số tiền thu về nếu không bù lại được chi phí di dời thì các nhà máy phải chịu; nếu số tiền vượt quá tiền ứng ban đầu thì TP hoàn trả. Nhà máy sẽ đóng cửa theo lộ trình, khoảng 10-15 năm.
“Tuy nhiên khi triển khai thực hiện, TP vướng nhiều vấn đề lớn, đặc biệt là về tái định cư. Hiện nay, xung quanh hai nhà máy thép có hiện tượng rất nhiều các đối tượng đến mua đất rất nhiều để chia sổ, tách sổ để bán.
Ban Thường vụ xem xét lại và thấy rằng, di dời dân thì sẽ để hai nhà máy đó kéo dài trong nhiều năm, trong khi đó chưa có cách nào giải quyết bài toán tái định cư. Hơn nữa, trước sau gì hai nhà máy thép đó cũng phải đóng cửa. Thường vụ mới có quyết định mới là dời các nhà máy”, ông Thơ nói.